Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phần mềm thiết kế BTCT SBTW 2000


Phần mềm thiết kế BTCT SBTW 2000

Rdsuite là phần mềm thiết kế kết cấu theo Tiêu chuẩn Việt nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài như BS8110, UBC1994, UBC1997, SNHIP...được Bộ xây dựng cho phép sử dụng ở Việt nam, trên cơ sở lấy kết quả phân tích nội lực và phân tích động lực từ các phần mềm SAP2000, ETABS và STAADPRO, RDsas (hay còn gọi là Bổ sung tiêu chuẩn Việt nam TCVN vào các phần mềm nhập khẩu). Phần mềm được Cục bản quyền - Bộ văn hóa thể thao du lịch cấp giấy chứng bản quyền số 4290/2009/QTG và được Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ ra quyết định số 5252/QĐ-SHTT về việc cấp nhãn hiệu cho sản phẩm.


 Phần mềm gồm 2 mô đun chính:

- RDF (Research and Development Foundation): mô đun phân tích và thiết kế móng (đơn, băng, cọc, giằng móng). Mặt bằng móng có thể nhập trên nền đồ họa của phần mềm, từ file *.DWG hay nhập từ SAP2000, ETABS...Phân tích móng theo phương pháp quy phạm hay phương pháp đồng thời và phần tử hữu hạn.

- RDS (Research and Development Structure): mô đun tổ hợp nội lực, phân tích và thiết kế phần thân (dầm, cột, dàn,sàn, vách), tính tải trọng gió tĩnh và động, tải trọng động đất theo TCVN và một số tiêu chuẩn thông dụng lấy kết quả nội lực và phân tích động lực từ SAP,ETABS...

Rdsuite đã giải quyết được trọn vẹn việc phân tích và thiết kế, xuất bản vẽ cho cả hệ kết cấu móng (RDF) ; tổ hợp nội lực, thiết kế kiểm tra cấu kiện dầm cột, sàn vách , tính toán tải trọng động đất và gió tĩnh, gió động (RDS).... Môi trường đồ hoạ, giao diện của phần mềm thuận tiện, chuyên nghiệp , báo cáo xuất sang excel bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Các tính năng chính của phần mềm như sau:

A. TỰ ĐỘNG TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG GIÓ VÀ ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VÀ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LẤY KẾT QUẢ TỬ ETABS (Mô đun RDS)

- Kết nối với Etabs để xác định sơ đồ kết cấu, vùng áp lực gió, gia tốc nền.

 - Phân tích các dạng dao động theo X, theo Y, xoắn XY. Tương tác với người dùng để điều chỉnh các thông số động lực kết cấu.Vẽ dạng dao động X, Y trực quan.

- Xác định thành phần tĩnh và động của gió.

- Tính toán động đất theo phương pháp tĩnh lực áp dụng tiêu chuẩn 375-2006, UBC-1994, UBC-1997.

- Tính toán động đất theo phương pháp phổ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 375-2006.

- Tính toán động đất theo tiêu chuẩn SNHIP.

- Kiểm tra ổn định tổng thể của kết cấu.

B. TỔ HỢP NỘI LỰC - PHẢN LỰC (Mô đun RDS+RDF)

B.1 Tự động tổ hợp nội lực theo TCVN 2737-1995.

- Người sử dụng có thể chọn một trong 2 cách tổ hợp nội lực: Tổ hợp tự động hoặc nhập trực tiếp.

- Phần mềm tự động xác định các tổ hợp khi gió hay động đất ngược chiều (người dùng chỉ cần khai báo gió hay động đất theo 1 phương).

- Tự động phát sinh các tổ hợp gió tác động xiên hay động đất xiên.


B.2 Tự động tổ hợp phản lực theo TCVN 2737-1995.

- Các tổ hợp tương tự như trong tổ hợp nội lực.

- Có thể xét tổ hợp riêng cho móng khi giảm hoạt tải 50%

 C. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MÓNG (Mô đun RDF)

Các tổ hợp phản lực thiết kế được lấy trực tiếp từ ETABS, SAP,rdSAS hay có thể nhập trực tiếp thông qua hệ lưới và đồ hoạ của phần mềm.... Phần mềm không chỉ tính toán móng riêng rẽ theo phương pháp truyền thống mà còn xét được cả hệ móng , phân tích theo phần tử hữu hạn, xét được tương tác của nền, cọc, giằng, đài và kết cấu bên trên. Đặc biệt các báo cáo của phần mềm có thể xuất ra dưới dạng tiếng Anh.

C.1 Nhập dữ liệu một cách linh hoạt.

- Nhập các chỉ tiêu cơ lý nhanh chóng và thuận tiện trên các lưới tương tự excel.

- Nhập thông số cọc.

- Nhập thông số móng đơn, móng cọc, móng băng, giằng móng...

 C.2 Thiết kế kiểm tra móng đơn.

- Tự động xác định kích thước móng đảm bảo các điều kiện về áp lực cực hạn (Pu), cường độ tiêu chuẩn (Rtc), Ro (nhập trực tiếp, khi chưa có số liệu địa chất), chọc thủng .

- Xác định diện tích thép, lún của móng. Xét được ảnh hưởng của mực nước ngầm.

- Tự động tính toán độ cứng của nền trong bài toán phân tích đồng thời.

- Tính móng có độ lệch tâm lớn theo phương pháp PTHH kiểu phân tích đồng thời.

- Phân tích thiết kế kiểm tra tương tác giữa người và máy.


C-3 Tính sức chịu tải của cọc.

- Có thể xét được cọc đóng, cọc ép, cọc nhồi, cọc baret, cọc xi măng đất .

- Tính sức chịu tải theo nhiều phương pháp: số liệu thống kê (TCVN 205-1998, phụ lục A), cường độ đất nền kê (TCVN 205-1998, phụ lục B), xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn (Meyerhoff, Nhật bản), từ kết quả nén tĩnh.

- Xác định chiều dài của cọc khi biết sức chịu tải.

- Vẽ biểu đồ sức chịu tải của cọc theo chiều sâu.

- Báo cáo kết quả tính dạng Excel.






C-4 Thiết kế kiểm tra móng cọc.

- Có thể xét được cọc đóng, cọc ép, cọc nhồi, cọc baret, cọc xi măng đất .

- Tự động bố trí cọc trong đài. Người dùng có thể thay đổi bằng cách nhập toạ độ hay vẽ từ AutoCAD

- Tính toán móng theo phương pháp quy phạm hay phần tử hữu hạn để tính phản lực cọc, mô men trong đài, xác định chiều cao đài, lún của cọc, lún tổng thể của móng, cường độ đất nền dưới mũi cọc.

- Xác định độ cứng của cọc, tính toán móng làm việc đồng thời trong bài toán móng lệch tâm lớn áp dụng phương pháp PTHH và tính toán lặp.


C-5. Kiểm tra móng băng, hệ dầm trực giao

- Kiểm tra diện tích đáy móng đảm bảo các điều kiện về cường độ cực hạn hay áp lực tiêu chuẩn .

- Tự động xác định hệ số nền theo các phương pháp như Bowls, P/s..

- Tính toán nội lực trong dầm móng theo PTHH.

- Xác định diện tích thép trong dầm móng, diện tích thép trong cánh móng.

C-6 Phân tích thiết kế hệ dầm, giằng móng.

- Xác định nội lực dầm giằng móng theo PTHH có xét đến ảnh hưởng độ cứng nền, lún lệch giữa các móng

- Thiết kế tính toán diện tích thép trong móng.





 D. THIẾT KẾ KIỂM TRA CẤU KIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP (Mô đun RDS)

D-1 Thiết kế xác định diện tích thép trong dầm theo TCVN 356-2005.

- Kiểm tra cấu kiện dầm theo TCVN 356-2005.

- Thiết kế dầm chịu cắt.

- Xuất biểu đồ bao nội lực và sơ đồ thép của dầm; xuất báo cáo sang Excel





tieng anh khach san download

tieng anh khach san download

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến